Khát khao mang nụ cười đến các ứng viên

Nhanh nhất, hiệu quả nhất, thiết thực nhất, chất lượng nhất, đảm bảo nhất, uy tín nhất.

Mang lại sự ổn định, bền vững, thịnh vượng

Sự bền vững đi kèm sản phẩm chất lượng của Vnworking

Nghiên cứu đưa ra những phương án tối ưu cho dự án

Thỏa sức sáng tạo, nâng cao hiệu quả.

Tạo dựng cơ hội tuyển dụng cho các Ứng viên

Cung cấp hàng triệu việc làm miễn phí trên tất cả các lĩnh vực

Đội ngũ phát triển Vnworking trẻ, năng động, sáng tạo

Mang lại hiệu quả tối đa cho dự án

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

CV nước ngoài và CV Việt Nam.



Hình ảnh đã đăng

(HRC) – CV có lẽ là điều mà mọi người không còn lạ gì nữa. Các bạn sinh viên khi học tới năm 4 đều đã tự trang bị cho mình một CV gần như hoàn chỉnh để các bạn có thể apply vào các công việc mong muốn. Vậy còn CV nước ngoài thì sao ? Nó khác gì với CV mà các bạn biết tới hàng ngày ở Việt Nam?
 Đặc điểm chung Một sơ yếu lý lịch nói chung là ngắn gọn (một hoặc hai trang), chỉ chứa các kinh nghiệm làm việc trực tiếp liên quan đến công việc ứng thí. Một số sơ yếu lý lịch dùng các từ khóa mà người thuê nhân công có thể đang tìm, có xu hướng tô đẹp thêm cho ứng viên, chứa các từ ngữ thể hiện nhiệt huyết.

Thông thường, các sự kiện được liệt kê theo thứ tự thời gian; ngược hoặc xuôi. Tuy nhiên, có sơ yếu lý lịch sắp xếp kinh nghiệm làm việc theo các chủ đề, ví dụ như cho sinh viên chưa có bề dày làm việc, nhưng muốn nhấn mạnh các nhóm kỹ năng thu được qua các khóa học và đợt thực tập.

Ngày nay, các sơ yếu lý lịch hay có thêm mục kể về các khả năng làm việc với máy tính (ví dụ như soạn thảo văn bản) do máy tính đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong mọi lĩnh vực.

Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, nhiều khi các nhà tuyển dụng yêu cầu các sơ yếu lý lịch phải được đóng dấu chứng nhận và ký của Ủy ban Nhân dân phườngỦy ban Nhân dân xã, hay một cơ quan có uy tín. Đôi khi các Ủy ban Nhân dân chỉ chứng nhận khi sơ yếu lý lịch được điền theo đúng một khuôn mẫu in sẵn. Mẫu in sẵn có thể có mục về lịch sử gia đình.

Mỹ

Từ "curriculum vitae" ở Mỹ mang ý nghĩa của một bản tự giới thiệu bản thân, có thể dài hơn vài trang; ngoài chứa thông tin về kinh nghiệm làm việc, quá trình giáo dục, các bài xuất bản, các giải thưởng đạt được,... nó còn có thể chứa thêm ví dụ về các công trình đã làm bởi ứng viên. CV kiểu này hay được các nhà tuyển dụng về nghiên cứu khoa học hay y khoa yêu cầu.

Từ résumé có ý nghĩa gần với sơ yếu lý lịch hơn, thường chỉ ngắn gọn một đến hai trang, thích hợp với tuyển dụng kinh doanh thông thường. Từ résumé thường bị thay thế bằng một hình thái đơn giản hơn của nó (chủ yếu là bởi các người Mỹ không phát âm được tiếng Pháp) như resumé hay ngay cả resume.

CV ở Mỹ còn có một số đặc điểm sau:

- Không khuyến khích kèm ảnh chụp cá nhân trong CV, trừ ngành nghệ thuật biểu diễn.

- Các CV cho vị trí nghiên cứu khoa học hay liệt kê các sự kiện cũ nhất trước.

- Các ngành khác liệt kê sự kiện mới nhất trước.

- Trước thập niên 1990, dòng đầu tiên hay ghi mục đích ứng cử. Ngày nay công thức này đã lỗi thời.

Anh

Tại Anh, từ "curriculum vitae" hay "CV" là các từ tiêu chuẩn được sử dụng, thay cho từ "résumé" của Mỹ.

Đức

Tại các nước nói tiếng Đức, một CV bao giờ cũng phải kèm theo hình ảnh chân dung của người đứng đơn.

Pháp

Thông thường, các CV ở Pháp phải luôn được kèm theo lettre de motivation (tạm dịch là đơn xin), trong đó nói thêm về cá nhân (nhiệt huyết, các điểm mạnh và những gì người xin việc có thể mang đến), các yêu cầu và các mong đợi, và tất nhiên đề nghị được gặp gỡ và chào hỏi theo công thức.

Ngoại lệ

Các nghệ sĩ có thể viết CV khá dài và có thể theo các định dạng sáng tạo không theo khuôn mẫu, và thêm thông tin về các biểu diễn hay trưng bày cá nhân hoặc theo nhóm.

Nước ngoài có sự phân biệt CV và resume. Còn ở Việt Nam, chỉ có 1 hình thức là CV. 

Các nhà tuyển dụng ở mỗi quốc gia đưa ra những yêu cầu khác nhau về việc cần có một bản CV - sơ yếu lý lịch hay Resume - bản tóm tắt các thông tin nghề nghiệp cơ bản.

Ở Mỹ, CV thường được dùng chủ yếu khi bạn nộp đơn xin việc cho các vị trí liên quan đến học thuật, giáo dục, khoa học và nghiên cứu. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng CV trong hồ sơ xin học bổng.


Nếu bạn nộp đơn xin việc ở các nước Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi, Châu Á, CV bao giờ cũng được yêu cầu nhiều hơn so với Resume.

Lưu ý rằng các nhà tuyển dụng nước ngoài mong muốn biết được các thông tin cá nhân của bạn trong bản CV - điều không bao giờ xuất hiện trong các Resume của Mỹ, ví dụ ngày tháng năm sinh, quốc tịch, nơi sinh.

Resume và CV
Nhiều người cho rằng Resume & CV là một, nhưng thực chất chúng khác nhau. Một cách khái quát, Resume như là 1 bản chào hàng, bán những điểm mạnh của ứng viên trong khi CV như là 1 bản SYLL giới thiệu quá khứ của ứng viên.


Tất nhiên bạn sẽ nói quá khứ cũng là cái ứng viên có thể bán được, nhưng Resume chọn lọc các điểm quá khứ tiêu biểu để giới thiệu, còn CV thì liệt kê lại 1 quá trình.

Vì vậy, khi nộp đơn xin việc, ứng viên cần quyết định là sẽ làm hồ sơ xin việc theo kiểu Resume hay CV. Điều này tùy thuộc vào mục đích tuyển dụng của doanh nghiệp và quan điểm, phong cách của người làm nhân sự tại doanh nghiệp đó. Điều quan trọng là, làm đúng theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Về mặt cơ bản, kết cấu của CV nước ngoài và CV Việt Nam không khác nhau là mấy, và hiện nay, đa phần các doanh nghiệp ở Việt Nam đã và đang yêu cầu các ứng viên viết CV bằng tiếng anh, với lối trình bày như CV nước ngoài. 

Hoàn thành 1 CV khi có quá ít/ nhiều thông tin.

(HRC) - Có được một công việc đồng nghĩa với việc bạn phải thể hiện cho nhà lãnh đạo tương lai của bạn thấy bạn là người thích hợp hơn những ững viên còn lại. Số lượng ứng viên cho mỗi lần tuyển dụng là rất lớn, do đó, việc đầu tiên cần làm để bạn có thể lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng là phải có một Cv nổi bật. 


Vậy bạn sẽ viết CV như thế nào khi có quá nhiều thông tin?


Nhà tuyển dụng muốn những ứng viên là những người có thể gia tăng giá trị cho công ty, ví dụ: tăng lợi nhuận, giảm chi phí, cải thiện đạo đức, hiệu suất lao động của nhân viên... Khi bạn có quá nhiều thứ để nói, hãy biết chọn lọc những thứ liên quan trực tiếp đến nhu cầu của nhà tuyển dụng. Một điểm đáng chú ý: thành tựu là những thứ bạn đạt được khi đảm nhận một vai trò nào đó, nó không giống như những công việc bãn đã làm, cái đã được liệt kê trong phần quá trình làm việc của bạn. VD: Thay vì nói rằng bạn đứng đầu một nhóm 10 người cho 1 dự án nào đó, bạn có thể nói bạn đã đứng ra tổ chức, sắp xếp, điều hành dự án, và kết quả là mang lại lợi nhuận như thể nào, quan hệ giữa các thành viên có tốt hơn trước không...

Ngược lại, trong trường hợp bạn có quá ít thông tin, CV sẽ được hoàn thành như thê nào?
Sự khác biệt lớn nhất giữa các CV không chỉ nằm ở chỗ những việc mà chủ nhân của nó đã đạt được mà còn ở cách họ trình bày nó. Nhà tuyển dụng đôi khi chú ý đến những thành tựu hơn là bằng cấp của ứng viên, vì họ hy vọng những ứng viên này sẽ lại đạt được những kết quả tương tự khi làm việc cho họ. Như thế, bạn không nên quá lo lắng khi đi xin việc mà ngoài tấm bằng ĐH và 1 vài chứng chỉ, bạn chẳng còn thứ gì khác. Bình tĩnh, bạn hãy ngỗi xuống với 1 chiếc bút và 1 tờ giấy, rồi:

- Liệt kê tất cả những giải thưởng về học thuật và những thứ liên quan, những khóa học liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang muốn có. Trong trường hợp bằng cấp của bạn không trực tiếp liên quan đến công việc đó, hãy cố gắng làm nổi bật những mặt có liên quan của nó.
- Liệt kê tất cả những dự án bạn đã thực hiện, cố liên kết nó với công việc tương lai của bạn.
- Liệt kê tất cả những công việc có liên quan bạn đã lám, ngay cả khi đó là việc không công, tình nguyện, hoạt động ngoại khóa. Chú ý, khi viết về kinh nghiệm làm việc nên bao gồm những thông tin cơ bản như: Vị trí phụ trách, thời gian làm việc, tên của tổ chức đó, và bạn đã thu được gì từ công việc đó.
VD: Nếu bạn làm cho báo trường, điều này thể hiện bạn là người có óc sáng tạo, bạn sẫn sàng cống hiến để có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp. Tham gia vào các tổ chức sinh viên, các câu lạc bộ chuyên môn hay xã hội cho thấy khả năng làm việc nhóm, lãnh đạo của bạn. Chú ý: không nên đề cập đến những hoạt động liên quan đến các vấn đề chính chị nhạy cảm, vấn đề gây tranh cãi.
- Liệt kê cả những việc bạn làm khi rảnh rỗi, tất nhiên phải liên quan đến công việc sắp tới, cố gắng làm nổi bật phẩm chất cá nhân của bạn qua đó, những phẩm chất cần cho công việc tương lai.
- Nếu có thể, hãy xin 2 lá thư giới thiệu.
Wow, bây giờ hãy hoàn thiện CV của bạn, và bạn sẽ không hề thấy nó sơ sài chút nào.
 

Tổng quan về cách viết CV.


Hình ảnh đã đăng

(HRC) - CV là viết tắt của Curriculum Vitae (nhiều nơi còn gọi là Resume), tiếng Việt có thể gọi là Lý lịch cá nhân của mình, trong đó bạn sẽ trình bày mọi thông tin mang tính thuyết phục nhà tuyển dụng là bạn phù hợp với vị trí mà bạn đang đăng ký hoặc nộp hồ sơ. Cách viết CV tổng quát gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị dàn ý:

Trước khi viết CV, bạn cần dành thời gian để tự đánh giá bản thân. Hãy viết ra dưới dạng dàn ý những kỹ năng, khả năng, kinh nghiệm làm việc và những hoạt động ngoại khoá của bạn. Việc này sẽ giúp bạn viết một CV thật suôn sẻ và dễ dàng hơn



Bước 2: Trình bày nội dung:

Phần thông tin liên lạc (họ tên, điạ chỉ, điện thoại, email …):

    • Tránh nêu biệt danh.
    • Dùng địa chỉ và số điện thoại cố định (có thể của bố mẹ, hoặc của họ hàng, bạn bè (nếu người đó sẵn lòng nhắn tin cho bạn)
    • Nêu cả hai địa chỉ và hai số điện thoại liên lạc tạm thời và cố định nếu bạn hiện đang ở trọ hoặc ở tại ký túc xá và khi tốt nghiệp sẽ chuyển đến một chỗ ở mới.
    • Nêu địa chỉ emai của bạn, các nhà tuyển dụng hiện nay thường sử dụng cách liên lạc với ứng viên qua email.
    • Nêu địa chỉ website của bạn nếu như trang web này thể hiện khả năng, nguyện nghề nghiệp của bạn.
Phần công việc dự tuyển:

Đây là phần này giúp nhà tuyển dụng biết bạn mong muốn làm công việc gì.

    • Nêu thật cụ thể nguyện vọng cuả bạn.
Ví dụ: Một công việc thư ký đòi hỏi có khả năng giao tiếp, thương lượng và soạn thảo văn bản bằng tiếng Anh tốt.

    • Không nên viết một cách mơ hồ, chung chung.
Ví dụ: Mong muốn mở mang kiến thức trong lĩnh vực hành chính văn phòng.

Học vấn :

    • Những sinh viên vừa tốt nghiệp không có nhiều kinh nghiệm nên đưa phần học vấn lên trước.
    • Những người đã làm việc nhiều năm có thể đưa phần kinh nghiệm lên trước phần học vấn
    • Nêu tên trường, khoa, chuyên ngành, bằng cấp (cử nhân, thạc sỹ,.), niên khoá (1997 -2001, .).
    • Nêu điểm trung bình (nếu điểm trung bình của bạn trên 7).
    • Nêu những thành tích học tập, học bổng, khen thưởng (nếu có).
Kinh nghiệm làm việc : 

Nêu tên công ty, chức vụ, nơi làm việc, thời gian làm việc, miêu tả những công tác và nhiệm vụ của bạn, cần nhấn mạnh những kỹ năng cụ thể và thành quả của bạn trong công việc.

Những thông tin khác :

    • Những khoá học ngắn hạn về kỹ năng Anh văn, vi tính, có liên quan đến công việc của bạn.
    • Những kỹ năng và khả năng quan trọng hay đặc biệt .
    • Kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý ở các tổ chức Ðoàn, Ðội, các tổ chức hoạt động xã hội,..
    • Thành tích thể thao (một số nhà tuyển dụng đánh giá cao những ứng viên vừa học tập tốt vừa chơi thể thao tốt).

Bước 3: Kiểm tra lại:


Nội dung: 

Khi đã viết xong, bạn nên xem lại lời văn và kiểm tra lỗi chính tả, nếu có thể bạn nên nhờ bạn bè, người thân giỏi tiếng Anh xem giúp và chữa lỗi văn phạm, cách hành văn, hoặc nhờ nhân viên tư vấn việc làm nhận xét.

Cách trình bày:

    • Nên trình bày trên giấy trắng, khổ A4.
    • Chỉ viết trên một trang A4, dùng một font chữ, khổ chữ 10 đến 14, không dùng font chữ hoa, chữ để trang trí.
    • Tránh gấp hồ sơ; nếu cần gửi qua bưu điện, nên để hồ sơ vào một phong bì loại lớn.

Viết CV để được phỏng vấn?



Hình ảnh đã đăng

(HRC) - “Có rất nhiều cách bạn có thể làm để tạo được những ấn tượng quan trọng đầu tiên với nhà tuyển dụng, nhưng chìa khóa của vấn đề chính là CV”, Brad Turkin, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Comforce Corporation nói. “Khi một lời nói qua đi, bạn chỉ có một cơ hội để tạo ấn tượng tốt. Và điều đó sẽ thể hiện trong CV của bạn”, ông nhấn mạnh.

1. Biết được điểm mạnh của bạn

“Việc đầu tiên bạn nên làm là nghiên cứu; biết được loại công việc, công ty mà bạn muốn xin tuyển; biết được điểm mạnh và nhận ra điểm yếu của mình”, Turkin nói.

2. Thể hiện giá trị bản thân

Hãy điền đầy đủ các yếu tố vào CV và không nói chung chung. Thông thường nhà tuyển dụng muốn một CV viết theo trình tự những điểm nổi bật của những thành công và kết quả trước đây của bạn. “Bạn không chỉ nói rằng bạn là một marketter tốt nhất của công ty bởi điều đó chẳng có nghĩa gì với nhà tuyển dụng cả. Mà bạn phải chỉ được ra rằng bạn đã cống hiến được những gì cho công ty và cống hiến như thế nào”, ông nói.

3. Trung thực

“Không có sự dối trá nào là không bị phát hiện. Vì vậy bạn tốt hơn hết là bạn nên nói thật những gì mình có”, Brad Turkin.

4. Nghiên cứu

“Không gửi CV một một cách vô vọng đến nhiều công ty”, Turkin khuyên. “Hãy nghiên cứu và quyết định xem mục đích của bạn là gì; tìm hiểu về lịch sử cũng như mục tiêu của công ty đó trong tương lai và sau đó là đặt ra kế hoạch cho riêng mình”.

5. Thể hiện bạn là người giải nguy

“Cố gắng tìm ra đâu là vấn đề mà công ty đang gặp khó khăn và sau đó bạn sẽ biết cách để đặt vị trí của mình như là một người sẽ giải quyết được nó”, ông nhấn mạnh. “Hãy để cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có thể đóng góp và cống hiến cho công ty như thế nào bằng cách thể hiện sự hiểu biết của bạn về công ty và về thị trường của công ty. Nếu bạn có thể đặt vị trí của mình như là người giải nguy cho mọi vấn đề khó khăn đó thì có nghĩa là bạn đang có cơ hội hơn rất nhiều so với đối thủ cạnh tranh

6. Ngắn gọn

Đừng nghĩ dài là tốt. Nhớ rằng nhà tuyển dụng không có thời gian đọc hết những gì bạn liệt kê trong đó. Tốt nhất, nên viết CV chỉ từ một đến hai trang giấy.

7. Kiếm tra lỗi

Nhớ rằng một số từ có thể bị lỗi mặc dù bạn đã kiểm tra qua một phần mềm tự động.

CV là cầu nối bạn với nhà tuyển dụng và đây chính là cơ hội để bạn quảng bá bản thân mình, là chìa khóa để được gọi phỏng vấn. Vì thế, hãy nghiên cứu và viết CV thật hoàn hảo để bạn có được thành công như mong muốn. 

Lưu ý những khi viết CV?




Hình ảnh đã đăng

(HRC) - Hãy nhớ rằng CV thực sự là chiếc chìa khóa của phỏng vấn. Và nếu người đọc không cảm thấy quan tâm khi đọc CV của bạn, chiếc chìa khóa đó sẽ không hoạt động, và nếu bạn không được phỏng vấn thì điều đó đồng nghĩa với việc bạn không có hy vọng nhận được việc làm.

Viết CV là 1 yêu cầu rất quan trọng khi xin việc. Do đó, một CV đạt yêu cầu không bao giờ được viết như một đơn xin việc thể hiện tất cả mục đích cá nhân, mà thay vào đó, nó cần thể hiện 1 mục tiêu rất cụ thể phản ánh cách sắp xếp trong suy nghĩ, sao cho phù hợp với năng lực của bạn và trình độ mà công việc yêu cầu. Nói cách khác, CV nên rõ ràng để chứng tỏ bạn là ứng cử viên sáng giá nhất cho công việc. Hãy nhớ rằng CV thực sự là chiếc chìa khóa của phỏng vấn. Và nếu người đọc không cảm thấy quan tâm khi đọc CV của bạn, chiếc chìa khóa đó sẽ không hoạt động, và nếu bạn không được phỏng vấn thì điều đó đồng nghĩa với việc bạn không có hy vọng nhận được việc làm.

Chính vì vậy, xuất phát từ quan điểm của người đọc, CV nên được viết bằng văn bản. Ngoài ra cần lưu ý rằng những người tiếp nhận hồ sơ có thể nhận tới hàng trăm ngàn CV, cho nên CV của bạn càng ấn tượng bao nhiêu, cơ hội của bạn càng lớn bấy nhiêu. Những nguyên tắc sau đây có thể giúp ích cho CV của bạn

  • CV cần phải rõ ràng, chính xác
  • Thông tin liên lạc của bạn cần phải được ghi rõ ràng ngay ở trang đầu tiên của CV
  • CV của bạn nên được thể hiện theo 1 định dạng dễ theo dõi, ví dụ như các tiêu đề cần được đánh dấu và cách dòng và để thu hút sự chú ý của người đọc một cách dễ dàng (điều này là rất hữu ích khi một người muốn nhanh chóng xem xét CV của bạn)
Cách tốt nhất để viết về kinh nghiệm là sau khi bạn đã có việc làm đầu tiên và sau đó viết theo thứ tự thời gian

  • Tuy đôi khi thành tích của bạn cần phải được viết 1 cách tỉ mỉ, nhưng tốt nhất nó nên được liệt kê theo định dạng bullet. Những bullet sẽ đóng vai trò giống như các tiêu đề trong trường hợp bạn cần giải thích thêm
  • Sử dụng câu "tại sao tôi cảm thấy tôi phù hợp và là ứng cử viên sáng giá cho công việc" trên trang đầu tiên, nơi bạn có thể tóm tắt các thông tin đem lại lợi ích cho nhà tuyển dụng
  • Nếu bạn có bất kỳ sự phát triển các kỹ năng đào tạo, hoặc bổ sung kinh nghiệm nào, hãy đưa chúng vào trong CV
  • Bằng cấp của bạn phải được trình bày rõ ràng, ngắn gọn, bắt đầu với mức độ cao nhất và phải theo đến cùng
  • Đừng quên viết về bản thân mình, ví dụ như sở thích
Nếu bạn biết các ngôn ngữ khác, hoặc có thêm các kỹ năng không thuộc phạm vi công việc của bạn yêu cầu, thì vẫn nên viết chúng vào mục 'các thông tin khác'. Bạn càng có nhiều kiến thức, thì bản thân bạn càng có giá trị, ngay cả khi nó không đem lại cho bạn công việc mong muốn ở hiện tại

Nhiều ứng viên cho rằng cứ trình bày càng đầy đủ và chi tiết sẽ thu hút được nhà tuyển dụng. Thế nhưng, thực tế không hẳn như vậy: bạn cần biết chọn lọc thông tin nào là quan trọng nhất để nêu trong CV của mình.

Chúc bạn từng bước thành công với CV của mình. 

Nhà tuyển dụng trông đợi gì khi xem CV của bạn?


Hình ảnh đã đăng

(HRC) - Cũng như hầu hết các ứng viên , bạn muốn biết quá trình tuyển dụng của các công ty như thế nào? Bạn thắc mắc nhà tuyển dụng nghĩ gì khi đọc hồ sơ của bạn? Tại sao họ lại chọn hoặc bỏ nó? Thông thường khi xem một bộ hồ sơ xin việc , nhà tuyển dụng sẽ để ý đến những điểm sau.... 

1. Hồ sơ của bạn đã phù hợp với yêu cầu chưa?

Đó thực sự là câu hỏi dễ trả lời đối với bất kỳ ứng viên nào chỉ cần bạn chú ý một chút. Ví dụ, nếu một công ty đang tìm kiếm một lập trình viên máy tính chắc chắn sẽ không mời bạn phỏng vấn khi hồ sơ của bạn cho thấy bạn học chuyên ngành nhân sự . Hoặc một công ty cần tuyển một nhân viên có kinh nghiệm nhưng đọc hồ sơ họ thấy bạn là sinh viên mới ra trường và chưa từng trải qua một việc làm thêm nào thời sinh viên.

Mọi yêu cầu trong quảng cáo tuyển dụng dù nhỏ đến đâu cũng ảnh hưởng đến việc hồ sơ của bạn bị bỏ lại đằng sau. Vì vậy trước khi viết hồ sơ xin việc cho bất kỳ vị trí nào bạn cần xem rõ yêu cầu về kỹ năng và bằng cấp của họ sau đó so sánh với những điều bạn có. Điều này sẽ giúp bạn viết một hồ sơ với những thông tin nhà tuyển dụng cần chứ không phải viết một hồ sơ với những thông tin đẹp. Đặc biệt bạn cần tránh viết duy nhất một hồ sơ nhưng lại gửi cho nhiều công ty khác nhau.

2. Hồ sơ đó có chứng tỏ bạn có thể làm việc lâu dài không?

Hình ảnh đã đăng
Việc tuyển dụng nhân viên mới luôn tốn thời gian, tiền bạc của các công ty. Bởi vì chi phí tốn kém như vậy nên nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những ứng viên có ý định làm việc lâu dài, có những kế hoạch phát triển chiến lược trong công việc chứ không muốn nhận một nhân viên chỉ tìm việc làm một thời gian. Họ sẽ tìm những bằng chứng trong hồ sơ của bạn có thể cho họ thấy bạn không phải người hay nhảy việc.




Nếu bạn không phải là người hay nhảy việc hãy chú trọng đến thời gian bạn từng làm ở những công ty cũ khi viết hồ sơ . Ví dụ: “Làm trợ lý giám đốc công ty A: 3 năm”.

Nếu bạn là người thích thay đổi, bạn đổi công việc mỗi năm một lần thì trong hồ sơ bạn nên tập trung vào tính chất công việc bạn từng làm. Ngoài ra bạn cần tự trả lời trước một vài câu hỏi như “Tại sao bạn lại bỏ công việc trước đây?” vì nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn khi đi phỏng vấn.

3. Bạn có phải là ứng viên số 1 cho vị trí đó?

Bạn thử tưởng tượng xem khi bạn muốn thuyết phục ai đó mua một sản phẩm chỉ bằng những miêu tả bằng lời của bạn nhưng lại không cho họ nhìn thấy hoặc kiểm tra sản phẩm. Như vậy liệu họ có muốn mua chúng không? Đó cũng chính là thách thức của bạn khi viết hồ sơ xin việc. Chỉ qua vài trang giấy bạn phải làm cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người họ đang tìm kiếm trong số hàng trăm hồ sơ này.

Vì thế trong hồ sơ của bạn không được có bất cứ một lỗi nào dù là nhỏ như lỗi chính tả, đánh máy,… Họ không có thời gian kiểm tra lại chúng và hơn thế họ còn đánh giá bạn là người không cẩn trọng khi làm việc. Ngoài ra bạn cần trình bày chúng có trật tự, dễ đọc và dễ ghi nhớ.

Trước khi bạn định gửi hồ sơ đi hãy nhờ bạn bè hay người thân đọc qua hồ sơ của bạn rồi hỏi họ những câu hỏi như “Họ có nhớ được bạn có những kinh nghiệm gì? Với những kinh nghiệm đó bạn có phù hợp với công việc bạn định xin tuyển không? Họ có nhớ mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì không?...” Nếu họ trả lời được thì bạn đã thành công còn nếu họ không trả lời được những câu hỏi đó bạn cần xem lại lần nữa hồ sơ đó. 

Các bước cơ bản để có được CV tốt.


Hình ảnh đã đăng

Công sở tương lai II” là tên chuỗi chương trình gồm 3 hội thảo sẽ diễn ra vào tháng 4 tới, do câu lạc bộ Nguồn Nhân Lực, Đại học Ngoại thương tổ chức. Chuỗi chương trình đã gây một tiếng vang lớn đối với sinh viên Ngoại Thương nói riêng và cộng đồng sinh viên của 7 trường trong khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội nói chung vào lần đầu tiên tổ chức năm 2008. Ba hội thảo của “Công sở tương lai” được tổ chức xen kẽ nhau, như một hành trình của sinh viên đến với môi trường công sở, bắt đầu từ việc viết VC, đi phỏng vấn, đến làm bài test tuyển dụng và thích nghi với văn hoá công ty. Tiếp nối thành công của “Công sở tương lai I”, câu lạc bộ Nguồn Nhân Lực, Đại học Ngoại Thương tiếp tục tổ chức “Công sở tương lai II” năm 2010.
 Hội thảo cuối cùng được tổ chức vào ngày 25/4/2010 mang tên “Hành trình công sở”. Hội thảo sẽ đem lại cho sinh viên những kiến thức cơ bản để viết một CV hoàn chỉnh. Đến với hội thảo, bạn có thể tìm thấy những kỹ năng viết CV cần thiết.

Viết một hồ sơ xin việc (resume) cũng giống như tập thể dục. Nó đòi hỏi sự sáng tạo, sức lực và sự hết mình. Tuy nhiên về lâu dài, nỗ lực của bạn sẽ được đền bù và bạn sẽ có cơ hội đặt chân vào công ty bạn hằng mơ ước. 

Tại sao bạn không thử tập viết hồ sơ để nâng cao triển vọng nghề nghiệp của mình với năm bước viết resume cơ bản: 

Bước 1: Xác định mục tiêu


Mục đích cuối cùng của người tìm việc là một công việc tốt. Hãy bắt đầu bằng việc đưa mục tiêu nghề nghiệp của bạn lên hồ sơ. Mục này phải thể hiện rõ được mục tiêu nghề nghiệp của bạn và khả năng của bạn cho vị trí đó. Dù đây không phải là mục bắt buộc, việc nêu mục tiêu nghề nghiệp cho phép bạn điều chỉnh hồ sơ theo mô tả công việc.



Bạn cần đảm bảo rằng nội dung của mục tiêu hướng tới công ty và công việc bạn đang ứng tuyển. Ví dụ: “Tôi tìm kiếm một vị trí khởi đầu tại một tạp chí cho tôi cơ hội áp dụng các kiến thức tiếng Anh và kinh nghiệm ba năm làm biên tập viên cho tờ báo trường.” 


Bước 2: Hãy làm nổi bật năng lực của mình


Phần lớn các công ty muốn ứng viên trình bày kinh nghiệm làm việc của họ theo trình tự ngược, bắt đầu bằng công việc gần đây nhất. Đừng quên đưa thông tin về vị trí công việc, công ty, địa điểm, và thời gian làm việc. Sử dụng các động từ mô tả thành tích và trình bày chi tiết bạn đã tạo ảnh hưởng tốt như thế nào tới công ty. Ví dụ thay vì nói:”Tăng doanh thu khu vực phụ trách lên cao hơn so với mục tiêu của công ty” bạn hãy nói “Tăng doanh thu khu vực phụ trách thêm 25% trong vòng sáu tháng, vượt chỉ tiêu ban đầu là 15%”, như thế sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn.
Nếu bạn đã không đi làm trong một thời gian hoặc đang muốn chuyển nghề, hãy sử dụng mẫu hồ sơ theo chức năng công việc thay vì theo trình tự công việc đã làm. 


Bước 3: Loại bỏ các thông tin thừa


Đừng làm kiệt sức người đọc bằng những thông tin không liên quan tới công việc. Ví dụ, nếu bạn đang làm một công việc về tài chính và là fan hâm mộ xiếc, chẳng có lý do gì để bạn kể về sở thích đu dây của mình. Hoặc nếu bạn muốn nêu một kỹ năng đặc biệt chưa nhắc đến trong mục quá trình công việc, như khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft, hãy liệt kê các khóa học bạn đã tham gia và các bằng cấp bạn đã nhận. Đừng đưa vào các sở thích cá nhân không liên quan tới công việc. 


Bước 4: Đừng quên bước gút cuối cùng 


Sau khi viết xong hồ sơ, bạn nên kiểm tra lại lần cuối ngữ pháp, dấu chấm câu, chính tả và lỗi đánh máy. Định dạng hồ sơ sao cho chúng trông dễ đọc và bắt mắt. Chỉ sử dụng font in đậm cho tên các mục, tên công ty và chức danh công việc, chừa đủ khoảng trống để phần trình bày không bị dày đặc chữ. 



Nếu bạn nộp hồ sơ qua email, chuẩn bị file dưới dạng văn bản thuần túy để có thể đọc được trên mọi hệ thống máy tính. Không dùng các định dạng màu mè như gạch chân, in đậm và thay các dấu đầu dòng bằng hoa thị hay gạch đầu dòng. 


Bước 5: Nhờ người khác kiểm tra hộ


Trước khi nộp hồ sơ, đưa cho bạn bè hoặc chuyên gia trong lĩnh vực xem qua và hỏi xem nó đã nhấn mạnh được các kinh nghiệm và kỹ năng của bạn chưa. Người ngoài có thể dễ dàng phát hiện những lỗi mà bạn đã bỏ qua. 


Viết hồ sơ là một thách thức, nhưng đừng để nó đè nặng lên vai bạn. Hãy chia nhỏ ra thành từng bước, bỏ thời gian và tập trung công sức cho mỗi bước. Chỉ cần một chút nỗ lực và ý chí, bạn có thể tăng cơ hội nhận được công việc bạn hằng mong muốn. 

Cách viết CV xin việc và Mẫu đơn CV xin việc dành cho sinh viên.



Để có một bức thư xin việc và CV (sơ yếu lý lịch) hoàn hảo, gây ấn tượng và thuyết phục, bạn phải “bán cái người khác cần mua, bán cái thị trường cần, chứ không nên rao bán cái mình có”.

Đó là nguyên tắc đầu tiên mở màn cho chặng đường xin việc.

Những việc đầu tiên cần thực hiện đó là cần phải tìm hiểu về nhà tuyển dụng, phải biết họ cần gì, họ muốn gì. Những thứ họ cần bạn có không, nếu có, hãy nêu bật chúng, tận dụng chúng tối đa để làm nhà tuyển dụng hài lòng.

Đối với nhà tuyển dụng, điều quan trọng là tuyển được người có khả năng phù hợp với công việc. Họ không cần một người bằng cấp đầy mình nhưng lại chẳng ăn nhập gì với công việc cả. Vì vậy, dù bạn có rất nhiều bằng cấp cũng đừng nghĩ rằng cứ liệt kê hết ra là đủ.

Đừng quá phô trương bản thân nhưng phải biết chú trọng vào những điểm mạnh của mình, tránh để lãng phí chúng.

Hồ sơ xin việc thuyết phục
HS xin việc thường bao gồm:

- Đơn xin việc (Cover Letter)
- Sơ yếu lý lịch (Curriculum Vitae /Resumé)
- Bằng cấp - Thư giới thiệu.
- Các tài liệu chứng minh thành tích.

Thư giới thiệu hay còn gọi là Thư tiến cử. Có nhiều cách để bạn có được thư này. Thư này có thể được viết bởi người quản lý bạn trong công ty bạn vừa mới nghỉ việc. Thư tiến cử cũng có thể được viết bởi người cấp trên của của bạn trong công tác Đoàn Hội, hay chính là giáo viên bộ môn mà môn đó bạn học xuất sắc. Thư tiến cử chắc chắn sẽ là một lợi thế của bạn so với các ứng viên khác.

Curriculum Vitae (CV) thuyết phục

Có 4 kiểu CV cơ bản: CV kiểu kỹ năng, CV theo trình tự thời gian, CV theo kiểu chức năng, CV kiểu hình tượng.

Các nội dung chính của một CV:1. Thông tin cá nhân: Họ và tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại.

2. Học vấn: Cao học (Đại học), chuyên ngành, năm tốt nghiệp, các khóa ngắn hạn có liên quan. Thành tích nổi bật, cho kèm bằng khen (nếu có).

3. Kinh nghiệm làm việc: Bạn có thể sắp xếp theo nhiều cách: Theo thứ tự từ công việc gần nhất, theo thứ tự kinh nghiệm liên quan quan trọng nhất. Các thành quả đạt được trong công việc. Thêm kinh nghiệm bán thời gian hoặc tình nguyện.

4. Các kỹ năng có liên quan đến công việc:

Khả năng giải quyết vấn đề. Ví dụ: “Tôi đã tham gia đề tài giải quyết vấn đề nghỉ học của sinh viên. Tôi đã phỏng vấn một số sinh viên để tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp để hạn chế sinh viên bỏ học. Kết quả là lượng sinh viên bỏ học đã giảm 20% sau 3 tháng áp dụng”.

Khả năng giao tiếp - kỹ năng thuyết trình. Hãy liệt kê các dịp phát biểu trước công chúng, các bài thuyết trình ở hội thảo. Ví dụ: “Tôi đã từng được mời phát biểu trong kỳ Đại hội Hội Sinh viên TP.HCM năm 2005”.

Khả năng trình bày.

Khả năng quản lý thời gian.

Khả năng quản lý dự án.

Một số kỹ năng ngoài, những sở trường đặc biệt, ít người có.

5. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ cần sử dụng súc tích, tránh dài dòng, bóng bẩy hay thái quá, ngoa ngôn.

6. Sở thích, mối quan tâm: Chỉ ghi khi thực sự cần thiết hoặc có liên quan hay mang tính đặc trưng cho nghề nghiệp.

7. Người tham khảo: Là người sẵn sàng chứng thực cho bạn về những khả năng tuyệt vời mà bạn có. Người đó phải sẵn sàng tiếp đón đại diện công ty mà bạn ứng tuyển nếu công ty đó có nhu cầu thẩm tra về bạn. Người tham khảo có thể cũng chính là người viết Thư giới thiệu cho bạn.

Cần nêu rõ chức vụ, họ tên, nơi công tác, số điện thoại và địa chỉ liên lạc của người tham khảo.

Thư xin việc thuyết phụcThông thường thư xin việc chỉ nên trình bày trong một trang, trong đó bạn phải nêu rõ vị trí dự tuyển, các điểm chính trong CV bạn vừa viết xong, nhấn mạnh các kỹ năng chính có liên quan đến công việc. Làm cách nào công ty có thể liên lạc được với bạn. Một vài lời hứa hẹn chân thành. Bày tỏ mong muốn thật sự được đóng góp cho công ty.

Ngôn ngữ nhẹ nhàng, giản dị, chân thật. Sử dụng câu ngắn gọn, dễ hiểu. Tránh tuyệt đối việc sai lỗi chính tả và các dấu chấm câu. Chú ý xuống dòng ở những chỗ cần thiết. Trình bày thoáng, đẹp mắt.

Bước cuối cùng là hoàn thiện hồ sơ: Đọc và kiểm tra lại hồ sơ của mình. Nếu có phần mềm kiểm tra chính tả thì càng tốt. Để chắc chắn, bạn có thể nhờ bạn bè kiểm tra hoặc nhân viên tư vấn giúp bạn.
 


Thông tin cá nhânNgười ta không cần quan tâm bạn sinh ở đâu và bố mẹ bạn làm gì đâu, điều quan trọng là chính bạn. Phần thông tin cá nhân cơ bản chỉ cần ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ và số điện thoại liên lạc là đủ. Sếp tuyển dụng chỉ cần biết bấy nhiêu đó để liên lạc với bạn hẹn phỏng vấn mà thôi.

Quan điểm - nguyện vọng nghề nghiệp

Phải nêu rõ ràng và nổi bật công việc bạn thích, phù hợp khả năng, kể cả môi trường làm việc mà bạn yêu cầu. Khi xin vào làm việc tại một công ty hiện đại thì đây là phần ăn điểm vì chúng ta dám yêu cầu, đòi hỏi và hoàn toàn tự tin khi đề nghị công việc cho chính mình.

Khả năng và bằng cấp
Một CV tốt là phải phản ánh được khả năng, sở trường của bạn, kể cả những thành tựu đã đạt được. Viết thật đơn giản, tránh khoa trương nhưng phải đảm bảo chỉ ra được bạn làm được những gì. Bằng cấp thì chỉ nên nêu những bằng có giá trị và có liên quan đến công việc đang xin.

Kinh nghiệm làm việc
Sinh viên Việt Nam hơi thiếu khoản này. Vì vậy, ngay bây giờ phải gấp rút lăn xả vào thực tế, hòng kiếm cái để ghi vào mục này đi nhé. Không cần phải liệt kê tất tần tật những công việc lớn nhỏ mà bạn đã làm qua. Chỉ cần lựa chọn một hai công việc có giá nhất và thành tựu lớn nhất đạt được là đủ.

Hoạt động ngoại khóa
Đây là phần quan trọng không kém, nó thể hiện cá tính và năng lực của bạn. Có thể trình bày cả hobby của bạn trong phần này. Thành tích hoạt động càng nhiều càng có cơ hội việc làm.

Ngày tháng tốt nghiệp đại học: là phần kết thúc cái CV hiện đại của bạn. Đừng che giấu cá tính của mình trong CV. Bây giờ nó không khô khan như trước kia nữa, CV đi tiền trạm cho bạn và nó quyết định tương lai của bạn.
Đây là CV của một ứng viên chuẩn bị tốt nghiệp đại học được đánh giá cao, bạn có thể tham khảo
Thông tin cá nhân:
Đỗ Khoa Hồng An
08/09/1982
207/13 đường 3/2 phường 11, quận 10, TPHCM

Quan điểm nghề nghiệp:
Thích hợp với những vị trí ngoại giao, thương thuyết. Những công việc đòi hỏi về khả năng ứng xử giao tiếp tốt. Rất mong được làm việc trong một môi trường hiện đại, cạnh tranh lành mạnh và có cơ hội thăng tiến.

Khả năng và bằng cấp:

+ Giao tiếp tốt
+ Thông thạo tiếng Anh và tiếng Pháp
+ Có năng khiếu viết.
+ Nhạy cảm cao đối với nghề giao tiếp.
+ Tốt nghiệp đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, khoa ngữ văn Anh loại giỏi.
+ Đạt IELTS 7.0

Kinh nghiệm làm việc:

+ Cộng tác với các báo
+ Cộng tác với Đài truyền hình TP HCM 8 năm trong vai trò MC.
+ Thực hiện vài quảng cáo cho một số sản phẩm của Pepsi và Uniliver.

Hoạt động ngoại khoá:
+ Tham dự và đoạt giải các cuộc thi hát đơn ca của SVHS hàng năm.
+ Tham gia 5 kịch truyền hình và 3 phim
+ Làm ngừơi mẫu quảng cáo và mẫu ảnh.
+ Lồng tiếng quảng cáo.
+ Dẫn chương trình cho Đài và các lễ hội của sinh Việc

Cách viết CV xin việc


Theo lời các chuyên viên tư vấn nhân sự, có các lỗi sau đây thường gặp phải trong quá trình ứng viên viết CV:
- Không gắn liền thông tin liên lạc vào CV hoặc để thông tin liên lạc ở chỗ dễ bị rơi rớt, như là trang cuối của CV.
- Cách thức liên lạc quá ít, dẫn tới khi nhà tuyển dụng dùng 1 cách liên lạc không được là không thể gọi được luôn.
- Nói dài dòng về gia đình
- Không nói được năng lực của bản thân có thể sắp xếp vào việc gì, hoặc dự định ứng tuyển vào việc gì

Ngoài ra, đây là các điểm thường được chấm cho một CV tốt:
- Kinh nghiệm tốt: ở công ty to, lâu năm, tính chuyên môn cao. Gắn với vị trí đang ứng tuyển.
- Quá trình nghề nghiệp tiến dần, phát triển
- Trình bày CV rõ ràng, dễ hiểu
- Trong mô tả kinh nghiệm, nói được các thế mạnh thuộc về năng lực, nói rõ mình đã thâu nhận được các kiến thức và kỹ năng nào từ từng công việc đã trải qua
- Sau cùng, đối với các công ty hiện đại thì CV tiếng Anh luôn được ưu tiên hơn CV tiếng Việt vì nó tạo cảm giác bạn ở một đẳng cấp khác. Nên nhoè viết CV tiếng Anh thay vì một sơ yếu tiếng Việt.

CV Mẫu - Dành cho người mới tốt nghiệp


LE THU THAO

Địa chỉ: 20 Nguyễn Công Hoan, Hà Nội

Di động: 0908 123 456

E mai l: lttt@yahoo.com

HỌC VẪN:

Kỹ sư Quản trị Công nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (2006)

Bằng: Khá (Điểm trung bình: 7.8)

Học bổng:

- Học bổng cho sinh viên xuất sắc của trường năm 2004 và 2005.

- Học bổng cho sinh viên xuất sắc của Công ty Cáp quang Fujikura

- Học bổng tiếng Anh thương mại của công ty Dầu khí Petronas – Malaysia

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA:

- Dự án xây dựng nhà hàng phục vụ thức ăn dinh dưỡng (Bài tập nhóm)

+ Nghiên cứu và khảo sát các nhu cầu của người tiêu dùng về các bữa ăn dinh dưỡng

+ Thu thập và phân tích các thông tin khảo sát

+ Cùng với các thành viên trong nhóm viết kế hoạch dự án

- Tham gia Chương trình “Mùa hè xanh” năm 2003 và 2004

+ Dạy toán cho các em học sinh

+ Tham gia dựng nhà giúp người nghèo

- Thành viên Câu lạc bộ Anh văn của trường


KỸ NĂNG:

- Sử dụng thành thạo Microsoft Word, Excel, Power Point

- Giao tiếp tiếng Anh thuần thục

- Có kỹ năng giao tiếp, trình bày tốt

- Chăm chỉ, biết tổ chức sắp xếp công việc và có tinh thần trách nhiệm

- Dễ dàng thích nghi với môi trường mới

KINH NGHIỆM LÀM VIỆC:

2003 – 2005: Gia sư Toán cho học sinh lớp 8, 9

2002 – 2003: Phục vụ bàn tại Quán cà phê Liễu Giai

SỞ THÍCH:

Giao tiếp với mọi người, đọc sách và chơi cầu lông.


CV Mẫu - Dành cho người mới tốt nghiệp

LE THU THAO

Địa chỉ: 20 Nguyễn Công Hoan, Hà Nội

Di động: 0908 123 456

E mai l: lttt@yahoo.com

HỌC VẪN:

Kỹ sư Quản trị Công nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (2006)

Bằng: Khá (Điểm trung bình: 7.8)

Học bổng:

- Học bổng cho sinh viên xuất sắc của trường năm 2004 và 2005.

- Học bổng cho sinh viên xuất sắc của Công ty Cáp quang Fujikura

- Học bổng tiếng Anh thương mại của công ty Dầu khí Petronas – Malaysia

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA:

- Dự án xây dựng nhà hàng phục vụ thức ăn dinh dưỡng (Bài tập nhóm)

+ Nghiên cứu và khảo sát các nhu cầu của người tiêu dùng về các bữa ăn dinh dưỡng

+ Thu thập và phân tích các thông tin khảo sát

+ Cùng với các thành viên trong nhóm viết kế hoạch dự án

- Tham gia Chương trình “Mùa hè xanh” năm 2003 và 2004

+ Dạy toán cho các em học sinh

+ Tham gia dựng nhà giúp người nghèo

- Thành viên Câu lạc bộ Anh văn của trường

KỸ NĂNG:

- Sử dụng thành thạo Microsoft Word, Excel, Power Point

- Giao tiếp tiếng Anh thuần thục

- Có kỹ năng giao tiếp, trình bày tốt

- Chăm chỉ, biết tổ chức sắp xếp công việc và có tinh thần trách nhiệm

- Dễ dàng thích nghi với môi trường mới

KINH NGHIỆM LÀM VIỆC:

2003 – 2005: Gia sư Toán cho học sinh lớp 8, 9

2002 – 2003: Phục vụ bàn tại Quán cà phê Liễu Giai


SỞ THÍCH:

Giao tiếp với mọi người, đọc sách và chơi cầu lông.

Sơ Yếu Lý Lịch mẫu


NGUYỄN THÙY DUNG

Giới tính: Nữ

Ngày sinh: 20 tháng 02, 1972

Tình trạng hôn nhân: Độc thân

Quốc tịch: Việt Nam

Điện thoại nhà: (84 8) 999 9999

Điện thoại di động: (0 90) 9 999 999

E-mail: nguyenthuydung@email.com

Địa chỉ thường trú: 162/B1/9 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

KINH NGHIỆM

Cà phê Trung Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh: 2001- hiện nay
Giám đốc Tiếp thị
Phụ trách nhóm, chịu trách nhiệm thiết kế và duy trì các chương trình tiếp thị mở rộng.

Phát triển và tiến hành các chiến lược tiếp thị bao gồm quảng cáo và các chương trình khuyến mãi đa nhãn hiệu cho khách hàng..
Đại diện bộ phận tiếp thị thông qua một nhóm chịu trách nhiệm đa chức năng về việc đánh giá thu mua sản phẩm và các quy trình sản xuất.
Unilever, Thành phố Hồ Chí Minh: 1997 – 2001
Giám đốc Nhãn hiệu, 1999 – 2001
Chịu trách nhiệm cho các kế hoạch tiếp thị phát triển thực tế đối với các nhãn hiệu cà phê, giúp gia tăng lượng doanh thu lên 7%.
Thực hiện một thay đổi lớn trong chiến lược tiếp thị cà phê chất lượng cao từ việc cho khách hàng dùng thử sản phẩm (vốn được sử dụng một cách chủ yếu) chuyển sang sử dụng những lợi ích gây tình cảm của nhãn hiệu.
Thiết kế một chương trình làm tăng doanh thu của 400.000 đại lý và cung cấp cho nhân viên bán hàng những công cụ bán hàng phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng khách hàng.
Trợ lý Giám đốc Nhãn hiệu, 1997 – 1999
Tái xác định nhãn hiệu Trà đá Lipton một cách thành công trên thị trường Việt Nam, làm cho việc kinh doanh tăng lên 10% trong hơn một năm.
Phát triển và thực hiện những sáng kiến kinh doanh của khách hàng.
Cải tiến đề xuất bán hàng với nhãn hiệu thống nhất để phù hợp hơn với sự thay đổi thói quen và lối sống của khách hàng. Làm việc với các hãng quảng cáo để phát triển chiến lược quảng cáo có giải thưởng.
Làm việc với các giám đốc trồng trọt và phân phối để xác định chi phí tiết kiệm dựa trên phản hồi của khách hàng.
Giám sát một chương trình tiếp thị sản phẩm mới. Làm việc với chi nhánh để phát triển các quảng cáo mới và những chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng.
A.C. Nielsen, Thành phố Hồ Chí Minh; 1996 – 1997
Nhà phân tích Tiếp thị
Hỗ trợ phân tích cho các công ty sản xuất hàng tiêu dùng đóng gói.

Trình bày các nghiên cứu về hình ảnh/vị trí của nhãn hiệu, các bài kiểm tra khái niệm, các phân tích nhãn hiệu, nghiên cứu sử dụng, phân tích giá cả và kiểm tra cơ sở dữ liệu.

HỌC VẤN

Trường Đại học Kinh Tế, Thành phố Hồ Chí Minh, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh ngành Tài chính Kế Toán, 1994-1996.
Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Hà Nội, Cử nhân Anh văn, 1990-1994..

CÁC KỸ NĂNG

Tiếng Anh lưu loát (Bằng C, Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội)
Thành thạo tiếng Nhật (Bằng B, Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội)
Thành thạo Tin học (Microsoft Word, Excel và PowerPoint)
SỞ THÍCH

Tennis (giải nhất cuộc thi Vô địch trẻ Việt Nam, 1989)
 

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Bốn bí quyết tìm việc thành công


Rõ ràng, tìm việc ngoài kỹ năng chuyên môn và một bộ trang phục thích hợp còn chứa đựng nhiều yếu tố khác.

Trước hết phải dành thời gian để chuẩn bị và suy nghĩ về công việc ưng ý mà bạn mơ ước. Bạn hãy đặt ra câu hỏi: những kế hoạch trước đây của mình về nghề nghiệp chuyên môn có còn giá trị không? Thị trường việc làm đã thay đổi ra sao vào thời điểm này? Và điều quan trọng là cần phải xác định mục tiêu nghề nghiệp chuyên môn rõ ràng. Càng biết chắn chắn nơi mình muốn đến bao nhiêu, thì bạn càng có khả năng đạt được mục tiêu bấy nhiêu.

Tìm việc với bốn bí quyết mang tính chiến lược dưới đây chắc chắn sẽ có kết quả hơn nhiều so với việc đơn giản chỉ phản ứng một cách tự nhiên trước các quảng cáo  tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc cố gắng để có được một vị trí không thực sự hấp dẫn với bạn.

Bí quyết 1 Biết rõ phải tìm việc ở đâu

Ngày nay, mặc dù nhiều công ty có sử dụng các chuyên gia săn đầu người để kiểm tra các ứng viên, đặc biệt là những vị trí quản lý cấp cao, song các phần mềm kiểm tra sơ yếu lí lịch, những bài đánh giá trực tuyến để phân loại ban đầu các ứng viên vẫn là những công cụ phổ biến.

“Và thay vì đăng các thông báo tuyển dụng mở trên phương tiện thông tin đại chúng, nơi có thể thu hút các ứng viên đủ loại, các công ty có xu hướng sử dụng quảng cáo trên những tạp chí, báo chuyên ngành hoặcnhững mục quảng cáo  tuyển dụng chuyên về lĩnh vực của họ”, Mark Bartz, đồng sáng lập hãng tư vấn tìm việc Executive Careers Inc, cho biết.

Còn theo Ginny Gomez, phó chủ tịch phát triển sản phẩm của hãng Peopleclick, một công ty tư vấn và phần mềm về  tuyển dụng : “Các công ty ngày nay có xu hướng thông báo  tuyển dụng trên trang web của công ty, hay những trang web việc làm. Về phía các ứng viên, họ cũng có thể chủ động đăng gửi sơ yếu lý lịch vào đây, thông báo mình tìm một loại công việc cụ thể nào đó”. Khi có nhu cầu cho một vị trí công việc mới, một hệ thống sẽ tự động sắp xếp và gạn lọc các bản sơ yếu l‎ý lịch thông qua những từ khóa để tìm kiếm các ứng viên thích hợp.

Và khi bạn sử dụng trang web của một công ty để đăng gửi sơ yếu l‎ý lịch, bạn có thể phải trả lời một loạt các câu hỏi thiết kế sẵn nhằm đem lại cho nhà  tuyển dụng một vài nhận định nào đó. Họ muốn đánh giá sơ bộ xem năng lực bạn có thích hợp với loại công việc bạn muốn tìm hay không, đồng thời kiểm tra các kỹ năng của bạn.

“Các câu hỏi như vậy luôn là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược tuyển dụng của các công ty, và các ứng viên nên biết rằng nếu không vượt qua những đánh giá sơ bộ này, họ sẽ bị loại ngay lập tức”, Gomez nói.

Bí quyết 2: Đảm bảo rằng công ty quan tâm tới bạn

“Hãy thiết kế bản sơ yếu l‎ý lịch để nêu bật kinh nghiệm có liên quan tới công việc bạn đang dự tuyển. Đồng thời, bạn cần nêu bật lý do tại sao nhà  tuyển dụng nên quan tâm tới bạn”, Phil Carpenter, phó chủ tịch tiếp thị tại SimplyHired.com, một trang web tìm việc trực tuyến, cho biết.

Theo Amy Hoover, phó chủ tịch điều hành TalentZoo, một nhà  tuyển dụng chuyên về các công việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thì để làm được điều này “cần phải nhấn mạnh kết quả, chứ không phải hành động”.

“Mục tiêu của bạn là để người đọc bản sơ yếu lý lịch cuối cùng phải đặt ra câu hỏi: làm thế nào mà anh ta làm được điều này?”, Mark Bartz cho biết.

Muốn nổi bật thì ngoài việc đưa ra những câu trả lời thể hiện trình độ chuyên môn, và kinh nghiệm, còn phải chứng tỏ cả những kỹ năng tuyệt vời khác không thể đào tạo được dễ dàng như trực giác, sáng tạo, sâu sắc, tháo vát,.... “Đây là nhân tố then chốt giúp bạn được nhận vào làm việc”, Bartz nói.

Bên cạnh đó, một vấn đề khác cần phải quan tâm là sau khi bản sơ yếu l‎ý lịch của bạn đã vượt qua vòng sơ loại đầu tiên này, thì điều gì giúp nó lọt vào trong top 10? Câu trả lời là các từ khoá tương thích tối  đa với công việc bạn đăng gửi. Có như vậy nó mới thích hợp với các phần mềm kiểm tra tra sơ yếu l‎ý lịch.

Bartz đề xuất về việc đánh bóng bản thân trên các bản sơ yếu l‎ý lịch và thư giới thiệu phải sao cho ngắn gọn nhưng đủ ý. Ví dụ “một nhà tiếp thị sản phẩm với chuyên môn trong hoạt động xây dựng nhãn hiệu và nghiên cứu thị trường”. Sau đó, nêu bật kinh nghiệm trong quá khứ của bạn trong khoảng 12 đến 20 từ hay cụm từ nói về từng lĩnh vực chuyên môn, ví dụ đối với hoạt động nghiên cứu thị trường, bạn có thể cho biết rằng mình đã làm việc với các dự án liên quan tới “nghiên cứu nhân khẩu học” hay “chu kỳ sống của sản phẩm”.

Bí quyết 3: Giải thích rằng bạn mong muốn công việc này

Việc bạn muốn một vị trí công việc và thể hiện điều đó là hai việc hoàn toàn khác biệt.

“Những gì sẽ khiến bạn trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh tại cùng một vạch xuất phát là một bức thư giới thiệu chi tiết để nhân viên tuyển dụng biết bạn đã thực sự dành thời gian để suy nghĩ về hoạt động kinh doanh của công ty họ và vai trò mà bạn có thể đảm nhận hiệu quả nếu được  tuyển dụng vào công ty”, - Phil Carpenter cho biết.

Còn theo Amy Hoover , bạn thể hiện cho công ty thấy bạn suy nghĩ như thế nào về các hành động giúp tiếp thị sản phẩm tốt hơn hay cải thiện chất lượng dịch vụ hiệu quả hơn. Nó sẽ giúp bạn trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác.

“Trong cuộc phỏng vấn, hãy nêu bật các dự án thành công mà bạn đã từng làm và cảm thấy sung sướng vì đã đặt hết vào đó tình cảm và tâm huyết của mình. Đấy chính là một đặc tính các nhà  tuyển dụng rất mong thấy được ở các ứng viên xin việc”, - Mark Bartz cho biết.

Bí quyết 4: Tìm hiểu về công ty dự tuyển

“Việc có những hiểu biết đầy đủ về bản chất công việc bạn dự tuyển, về công ty bạn mong muốn làm việc và về ngành công nghiệp công ty hoạt động là vô cùng thiết yếu”, - Ginny Gomez cho biết.

Còn theo Mark Bartz, bạn nên tìm hiểu về công ty dự tuyển thông qua một người nào đó bên trong công ty. Nếu cá nhân bạn không biết một ai đó trong công ty, bạn có thể tìm thấy những thông tin cần thiết qua những trang web về mạng lưới kinh doanh tại địa phương.

Cuối cùng, sự lịch thiệp, nhã nhặn trong các giao tiếp tìm việc luôn là một tài sản quý giá. “Một cái bắt tay thích hợp cùng lời cảm ơn đúng lúc sẽ có tác dụng rất lớn”, - Amy Hoover cho biết, “Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ gửi e-mail cảm ơn tới nhà  tuyển dụng trong vòng hai mươi tư giờ sau cuộc phỏng vấn”.

Và bạn không nên thất vọng nếu không tìm được việc sau nhiều nỗ lực. Trên thực tế, không ít người thành đạt đã phải mất nhiều thời gian để có được một công việc như mong muốn. Lúc này, điều quan trong là bạn phải tiếp tục với những bước đi trên và điều chỉnh theo tình hình thực tế. Bạn nên định kỳ xem xét lại để đánh giá thư xin việc, sơ yếu lý lịch, phương pháp tìm kiếm của mình, các ngành và công việc bạn đang xin vào làm. Việc đó sẽ giúp bạn tiếp tục giữ đúng hướng đi và giảm thiểu những cố gắng không cần thiết.